Nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng nghĩa các dịch vụ tư vấn pháp lý cũng trở thành một phần không thể thiếu. Tại các nước phát triển, sử dụng các dịch vụ tư vấn Luật là chuyện rất phổ biến đối với các doanh nghiệp, để nhận được những tư vấn và hỗ trợ kịp thời của Luật sư nhằm đảm bảo tính an toàn, hợp pháp và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, khi có tranh chấp xảy ra, Luật sư sẽ đại diện cho doanh nghiệp để thỏa thuận và tham gia tố tụng tại Tòa án. Việc thiếu hiểu biết về pháp luật, cá nhân/doanh nghiệp sẽ hành xử theo tính chủ quan, dẫn đến hậu quả vi phạm pháp luật không mong muốn. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp mà còn liên quan đến người và tài sản. Chính vì thế, mỗi công ty/cá nhân nên có sự trợ giúp từ những luật sư doanh nghiệp để đảm bảo quá trình kinh doanh đúng pháp luật và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, tiện lợi.
Tranh chấp ly hôn làm thay đổi, phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan tới cả quyền nhân thân và quyền tài sản của đương sự. Khi giải quyết tranh chấp ly hôn, đồng thời phải giải quyết ba mối quan hệ có thể phát sinh từ quan hệ hôn nhân bao gồm quan hệ nhân thân, quan hệ nuôi con chung và quan hệ tài sản. Việc các bên có thể thỏa thuận giải quyết một trong ba quan hệ trên không làm mất đi tranh chấp trong các quan hệ còn lại và tiền đề để xem xét giải quyết các quan hệ còn lại một cách đúng đắn vẫn phải dựa trên bản chất là tranh chấp ly hôn.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khi Việt Nam đã ký kết tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và thời đại của công nghệ 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, đòi hỏi việc hoàn thiện khung pháp lý về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số càng trở nên cấp thiết.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp được xem là một cách thức giúp thành viên rút vốn khỏi công ty, bảo vệ lợi ích của mình trước các quyết định bất lợi từ công ty. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, chỉ ra một số bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định này.
Hai chủ thể quan hệ pháp luật, gồm cá nhân và pháp nhân. Cá nhân là con người bằng xương, bằng thịt, có đủ đầu mình và tứ chi, nên dễ dàng nhìn thấy, nắm bắt được. Còn pháp nhân chỉ là "con người pháp lý", không có hình hài cụ thể để có thể tiếp xúc hay cầm nắm được. Điều đó khiến số đông bị ngộ nhận, thậm chí không có khái nhiệm rõ ràng về nó - nhất là đối với pháp nhân thương mại - trong ý thức pháp luật của người có nghĩa vụ hiểu và thực thi pháp luật hữu quan. Bởi vậy, luật có liên quan được ban hành nhiều nhưng đi và cuộc sống không bao nhiêu, như Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư…
Xác lập quyền về lối đi qua được xem là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất trong các quyền đối với bất động sản liền kề. Bởi lẽ, quyền về lối đi qua tác động trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản liền kề do mất diện tích đất, ảnh hưởng thường xuyên, liên tục đến cuộc sống cũng như điều kiện kinh doanh, sản xuất của họ trong suốt quá trình tồn tại lối đi (nhất là trong trường hợp lối đi xuyên qua diện tích ở hoặc lối đi chung)[1]. Để đảm bảo quyền về lối đi qua được xác lập trên thực tế không chỉ cần có căn cứ xác lập mà còn phải xác định được các điều kiện xác lập cũng như những hệ quả pháp lý phát sinh khi xác lập quyền.
Khoản 1 Điều 51 BLHS quy định có 22 tình tiết giảm nhẹ cụ thể, trong đó có tình tiết “phạm tội do lạc hậu”. Đây là tình tiết chưa có hướng dẫn chi tiết và thực tiễn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn chưa thống nhấ
Trong thực tiễn xét xử, rất nhiều trường hợp vụ án có đồng phạm, việc xác định đúng vai trò đồng phạm, cụ thể xác định người thực hành, người giúp sức, người tổ chức, người xúi giục có ý nghĩa rất lớn trong công tác xét xử đồng thời, đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội....