Những vấn đề pháp lý liên quan đến Hồ sơ mời thầu (HSMT)
- Khái niệm hồ sơ mời thầu
2. Điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu
a) Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
- Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;
- Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
- Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
- Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
- Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;
- Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;
- Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.
a) Các quyết định:
- Quyết định phê duyệt dự án/Quyết định đầu tư, các tài liệu để ra quyết định đầu tư
- GCN đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư
- Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm (Với mua sắm thường xuyên).
- Quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư/đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
c) Các quy định văn bản pháp luật về đấu thầu…, điều ước quốc tế, văn bản thỏa thuận quốc tế của dự án.
d) Chính sách về thuế, tiền lương, ưu đãi thầu quốc tế,…
e) Tài liệu thiết kế + Tổng dự toán, dự toán đã duyệt (gói xây lắp), yêu cầu kỹ thuật (hàng hóa mua sắm).
4. Lập hồ sơ mời thầu
Khi lập hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư phải lập hồ sơ trên căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, dự án và thị trường. Từ đó đưa ra những yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
* Soạn thảo hồ sơ mời thầu
- Tùy vào lĩnh vực mà có những mẫu hồ sơ mời thầu khác nhau như:
- Đối với việc mời thầu trong lĩnh vực mời thầu quan tâm dịch vụ tư vấn thì tham khảo Mẫu hồ sơ số 02 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT;
- Đối với hồ sơ mời thầu xây lắp có thể tham khảo Mẫu 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT cho từng hạng mục cụ thể.
- Đối với hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa có thể tham khảo các mẫu số 01, Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT.
- Tuy nhiên, về cơ bản thì Hồ sơ mời thầu bao gồm những hồ sơ sau:
“Điều 218. Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Thông báo mời thầu;
b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.”
Theo đó, hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Thông báo mời thầu, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
- Tóm tắt nội dung đấu thầu;
- Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
- Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
- Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu: Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế. Ngoài ra, Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu.
- Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
- Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
- Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ mời thầu:
+ Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
+ Bản dữ liệu đấu thầu.
+ Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá.
+ Biểu mẫu dự thầu.
+ Điều kiện chung của hợp đồng.
+ Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
+ Mẫu hợp đồng.
Đối với hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa cần có thêm:
+ Phạm vi cung cấp.
+ Tiến độ cung cấp.
+ Yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Đối với hồ sơ mời thầu xây lắp cần có thêm:
+ Giới thiệu dự án và gói thầu.
+ Bảng tiên lượng.
+ Yêu cầu về tiến độ thực hiện.
+ Yêu cầu về mặt kỹ thuật.
+ Các bản vẽ.
Đối với hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn cần có thêm:
+ Mẫu đề xuất kỹ thuật.
+ Mẫu đề xuất tài chính.
+ Điều khoản tham chiếu.
- Vũ Đình Trường-